Skip to content

Tin tức về BLife

22/8/2022 – Báo Khoa học và Phát triển. Họ biết rằng không thể chữa khỏi căn bệnh ALS nhưng có thể làm cho việc sống chung với nó dễ chịu hơn. Đầu năm 2022, thông qua lời mách bảo của một người bạn, vợ anh phát hiện một hệ thống theo dõi mắt cho phép anh giao tiếp với thế giới bằng cách gõ và nhấp qua máy tính thông qua chuyển động mắt. “Chúng tôi chỉ muốn thử vận may xem, và kết quả thật bất ngờ”, chị nói. Chỉ sau vài giờ tập làm quen, anh đã gõ được những dòng chữ đầu tiên. Và sau vài tuần, trên Facebook cá nhân vốn yên tĩnh của anh đã xuất hiện những dòng post mới – ban đầu chỉ đơn giản là chia sẻ những tấm ảnh cũ về mái hiên, sân đình và cuộc sống làng quê mà anh từng chụp cách đây một thập kỷ, sau đó là những dòng tâm sự cá nhân hơn về hành trình vượt qua nghiệp bệnh và vực dậy tinh thần. Đến lúc này, nhiều người hâm mộ ở xa mới giật mình biết đến tình cảnh của anh và bày tỏ niềm vui khi anh trở lại.

07/06/2022 – Báo VnExpress. PGS Hà cho biết ý tưởng về hệ thống giao tiếp điều khiển bằng mắt được nhóm theo đuổi từ năm 2019, khi anh chứng kiến người thầy nằm liệt giường cả năm trời. Mọi sinh hoạt cá nhân của thầy đều cần người hỗ trợ và trao đổi qua bảng chữ cái của trẻ nhỏ. Mỗi lần đến thăm, thầy chỉ cố gắng ra hiệu vài ba câu đơn giản. Điều này khiến anh trăn trở phải làm gì đó để giúp thầy giao tiếp dễ dàng hơn và kết quả là sự ra đời của BLife. Thiết bị được thiết kế gồm xe đẩy và màn hình có thể quay các hướng. Màn hình máy gắn camera chuyên dụng có thể đọc chuyển động mắt và hiển thị tín hiệu trên màn hình, chuyển thành âm thanh ra loa. Thông qua bàn phím ảo, người bệnh có thể dùng mắt để chọn hình ảnh biểu tượng, tổ hợp ký tự tiếng Việt. Máy cũng hỗ trợ người dùng lướt web, tìm kiếm thông tin, tương tác mạng xã hội, xem video, viết email.

02/01/2021 – Báo Khoa học và phát triển. Hệ thống Blife: Hỗ trợ chức năng giao tiếp và phục hồi ngôn ngữ. Hệ thống tương tác người – máy thông minh Blife của các nhà khoa học trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, hứa hẹn về khả năng cải thiện giao tiếp và phục hồi chức năng ngôn ngữ cho những người bị chấn thương hoặc khó khăn trong vận động.


12/10/2020 – Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF tài trợ dự án HỆ THỐNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT DỰA TRÊN AI SỬ DỤNG TÍN HIỆU MẮT VÀ TÍN HIỆU ĐIỆN NÃO CHO NGƯỜI TỔN THƯƠNG CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG. Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF, thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata, Tập đoàn Vingroup tổ chức “Lễ kí kết tài trợ dự án Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ năm 2020” cho 28 dự án với tổng giá trị tài trợ hơn 136 tỷ đồng. VINIF tài trợ phi lợi nhuận cho các dự án với mong muốn xây dựng văn hóa, tác phong nghiên cứu hiệu quả và chuyên nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học – công nghệ Việt Nam.
       

4/9/2020 – Đài truyền hình Việt Nam – Nhân vật Công nghệ trong Chương trình Công nghệ 360 của VTV2

29/7/2020 – Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – My beautiful life: Tái sinh khả năng giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động – “BLife được phát triển nhằm hỗ trợ những người bị tổn thương chức năng vận động hay những người đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt” – PGS.TS Lê Thanh Hà chia sẻ.

16/5/2020 – Đại học Quốc gia Hà Nội – My Beautiful Life: Hồi sinh cơ hội giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động – My Beautiful Life là hệ thống thay thế chức năng giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động là sản phẩm của PGS.TS Lê Thanh Hà cùng các cộng sự, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.

Liên hệ